Nguyên nhân bị điện giật
Điện giật thường gặp trong các trường hợp sau:- Sơ suất khi tiếp xúc với nguồn điện hoặc vô ý chạm phải vật mang điện.
-Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do các bộ phận cách điện bị hỏng hCách phòng tránh
- Tuyệt đối không dùng dây điện trần ( không có vỏ bọc nhựa) để mắc điện trong nhà.
- Thường xuyên kiểm tra và thay các dây điện bị hở, dụng cụ điện bị hỏng tại lớp học.
- Khi sử dụng các dụng cụ điện, không nên đi đất và cần giữ tay khô. Sử dụng xong, cần tháo ngay ra khỏi lỗ cắm hoặc ngắt điện.
- Không dùng dây điện không có phích cắm cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Không dùng đồ điện trong khi đang tắm hoặc nằm trong bồn tắm.
- Phải dùng các thiết bị điện an toàn.
- Để các phích cắm điện ngoài tầm với của trẻ nhỏ, lấy băng dính bịt kín những ổ cắm không dùng đến hoặc dẫm phải dây điện hở, hay dây điện bị đứt rơi vào người…Những đồ điện không dùng tới nên rút phích cắm.
- Dạy trẻ không sờ tay vào ổ cắm điện.
- Nhắc nhở trẻ tránh xa nơi dây điện đứt xuống.
- Không tự ý sữa chữa đường điện khi đang có mưa bão, không lên sân thượng khi mưa dông vì có thể đường dây điện qua các sân thượng, mái hiên bị rò rỉ.
- Không được tắt mở công tác khi đang ướt, chân không mang dép, nơi đứng bị ẩm ướt.
- Nên lắp cầu giao chống giật cho dây dẫn. Các thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng… nên có dây nối đất để đảm bảo an toàn khi gặp sự cố rò điện.