1.
Mềm mỏng nhưng kiên quyết
Không phải lúc nào trẻ con cũng nghe lời cha mẹ. Thái độ
mềm mỏng nhưng kiên quyết là phương pháp dạy trẻ lì lợm. Hãy phân tích nhẹ
nhàng cho trẻ biết đâu là đúng, đâu là sai và giới hạn của mỗi hành vi là như
thế nào, hãy đưa ra cho con hơn một sự lựa chọn ví dụ như “con thích mặc áo màu
xanh hay màu đỏ”, như vậy bé sẽ cảm thấy mình là có quyền tự lựa chọn và vui vẻ
thực hiện theo.
Cha mẹ cũng cần kiên quyết phớt lờ với những đòi hỏi quá đáng của con và giải
thích cho trẻ hiểu lý do vì sao người lớn không chấp nhận ý muốn của trẻ.
Theo đó, nếu đòi hỏi không được bé sẽ chuyển
qua thái độ tức giận, ăn vạ, khóc lóc. Hãy cố gắng phớt lờ hành vi không tốt
này của con, một thời gian bé sẽ tự hiểu rằng khóc lóc và ăn vạ cũng không thể
giúp bé đáp ứng được các mình muốn, đây là phương pháp dạy con biết nghe lời bố
mẹ không nên bỏ qua.
2. Động viên, khen ngợi trẻ.
Khi con cố gắng thực hiện một việc tốt,
cho dù là nhỏ nhặt nhất như tự dọn đồ chơi, tự xúc cơm ăn… Thì bạn hãy nên dành
cho trẻ những lời khen ngợi, âu yếm hoặc một phần thưởng nho nhỏ nào đó, đây là
cách dạy trẻ 3 tuổi không nghe lời cha mẹ cần lưu ý. Đừng vội cáu gắt, tức giận
khi thấy con làm sai mà hãy phân tích từ từ để bé hiểu. Bởi trẻ 3 tuổi sẽ bắt đầu
học theo thái độ, cách cư xử của người lớn nên ba mẹ hãy là tấm gương tốt cho
trẻ noi theo.
3. Tạo cơ hội cho con
được thể hiện.
Trẻ lên ba có khả năng tự thực hiện một số các hoạt động như tự
mặc quần áo, tự xúc cơm ăn, rửa chén… mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.
Nhiều ông bà, bố mẹ lo lắng trẻ chưa có khả năng thực hiện hoặc thực hiện sai
nên thường tự mình chăm sóc trẻ theo ý mình, làm thay trẻ thay vì khuyến khích
trẻ thực hiện.
4.
Hãy làm gương cho con.
Để dạy con ngoan, chắc chắn ba mẹ phải nêu
gương tốt cho trẻ. Bởi vì con cái thường có xu hướng bắt chước hành động của
người lớn, do vậy cha mẹ cũng cần sống có quy tắc và kỷ luật. Chẳng hạn như
không thể yêu cầu con đừng xem tivi khi ăn cơm, trong khi cha mẹ lại vừa dùng
bữa vừa xem điện thoại. Không thể bảo con phải vâng lời người lớn, trong khi
cha mẹ luôn tranh cãi, trả treo với ông bà.
5. Cho
trẻ cơ hội sửa sai.
Khi bé làm
sai, đừng vội trách phạt con mà hãy cho con cơ hội để làm lại. Sau một vài lần
bị nhắc nhở nhẹ nhàng, chắc chắn bé sẽ ghi nhớ và không tái phạm nữa. Tuyệt
đối đừng gán ghép vào đầu bé những từ ngữ tiêu cực như con là một đứa trẻ hư,
con thật bướng bỉnh, không ai hư đốn như con… Những lời nói này chỉ khiến bé
trở nên lì lợm và khó bảo hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên thường xuyên sử
dụng những câu nói tích cực để khuyến khích con sửa sai: “Mẹ tin rằng lần sau
con sẽ không lặp lại điều đó nữa” hoặc “Hãy hứa với mẹ đây là lần cuối cùng con
làm điều đó.''