1. Dành thời gian để trò chuyện với trẻ
Trò chuyện cùng con là cách đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu, giúp trẻ hoạt ngôn và tư duy nhanh nhạy hơn. Trẻ con thường tò mò về thế giới xung quanh với rất nhiều câu hỏi tại sao. Nếu được bố mẹ giải đáp kịp thời, trẻ không những được mở mang kiến thức mà vốn từ vựng, cách diễn đạt của con cũng được tăng lên.
2. Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ
Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh là phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non mà bố mẹ không nên bỏ qua. Môi trường thực hành giao tiếp phù hợp sẽ giúp bé phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần quan sát và định hướng cho trẻ. Nếu con lười giao tiếp, nhút nhát, bố mẹ nên động viên con, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình. Nếu con học những điều không tốt, bố mẹ cũng nên khuyên nhủ, giải thích cho con hiểu để không tái phạm.
3. Kể chuyện, đọc sách cho con nghe thường xuyên
Các nhà văn, nhà thơ, người dẫn chương trình đều là những người từng nghe và đọc nhiều. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện, đọc lại bài thơ để luyện khả năng sử dụng vốn từ của con. Hơn thế, bố mẹ có thể cùng con hóa thân thành các nhân vật trong câu chuyện để trẻ bộc lộ năng khiếu của mình. Đây là một trong những phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non vô cùng hiệu quả, giúp trẻ có nền tảng nghe – nói, đọc – viết tốt hơn.
4 Dạy trẻ giao tiếp qua các trò chơi
Vui chơi là niềm yêu thích bất tận của trẻ nhỏ. Do đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi là rất phù hợp. Trẻ sẽ hào hứng khi tham gia đóng kịch, giải đố, thi kể chuyện,… Từ đó, trẻ không mang nặng tâm lý ép buộc mà được thỏa sức vừa học vừa chơi.