Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Việc rèn luyện kĩ năng sống, kỹ năng tự phục vụ ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Biện pháp giúp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ: Dạy trẻ các kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ càng sớm.Phụ huynh không nên làm thay cho trẻ mà phải hướmg dẫn, phân công công việc cụ thể cho trẻ và mọi thành viên trong gia đình của trẻ, cũng như các bạn ở lớp, ở trường, đồng thời cũng nói và giải thích việc mà các thành viên làm như thế nào? Các bạn ở lớp, ở trường như thế nào?
Bố mẹ nên là một tấm gương sáng khi áp dụng, thực hiện các công việc vì vậy bố, mẹ phải có tinh thần tự lập cao, luôn có tinh thần trách nhiệm cao với gia đình, luôn ngăn lắp, gọn gàng. Khi trẻ đang làm công việc được giao thì bố mẹ cũng nên làm công việc của mình, để trẻ có động lực, tinh thần và trách nhiệm cao với việc trẻ được giao cho, mỗi người trong gia đình đều có vai trò quan trọng như nhau. Bởi trẻ mầm non là lứa tuổi mầm non.Trong chương trình giáo dục mầm non nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ đề ra cho cả độ tuổi nhà trẻ. Với mục tiêu "Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân":
- Trẻ độ tuổi từ 24 -36 tháng:
+ Tập cho trẻ tự phục vụ (xúc cơm, uống nước)
+ Mặc quần áo, đi dép, vệ sinh, cới quần áo khi bị bẩn, ướt;
+ Lấy gối đi ngủ;
+ Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, rửa mặt. Trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà cùng bố mẹ, ông bà, người thân giáo dục kỷ năng tự phục vụ đòi hòi sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình. Qua đó, giúp trẻ làm quen với cuộc sống từ những công việc nhỏ nhất hằng ngày, từ những kỹ năng cần thiết đầu tiên, kỹ năng tự phục vụ.