Chơi là rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ. Khả năng chơi thấp cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình học nói. Dù bé có khả năng ngôn ngữ thấp, nhưng khả năng chơi ở mức khá thì quá trình can thiệp cũng nhanh và hiệu quả hơn.Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, từ 8 tháng đến 15 tháng, trẻ cần có những tác động thông qua việc giao tiếp và sử dụng đồ chơi để làm cơ sở cho lời nói. Nếu không có kỹ năng chơi, trẻ rất khó có thể luyện tập và thành thục những điều này. Trước khi tập nói, cần phát triển những kỹ năng không lời hay còn gọi là kỹ năng “tiền lời nói”. Những kỹ năng không lời này bao gồm :
1. Giao tiếp bằng mắt
- Đáp lại khi gọi tên: ngồi trên ghế ngang với bé, gọi tên bé => đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, gọi tên bé=> bé nhìn vào mắt mình mới cho bé đồ chơi. Làm nhiều lần với nhiều đồ chơi khác nhau.
- Chơi trò chơi mặt hề trong gương-> bé có thể thiết lập tiếp xúc mặt với bạn trong gương.
2. Chú ý liên kết
- Chỉ vào đồ chơi mà bé thích và nói “nhìn” có thể quay đầu bé về phía đồ chơi cho bé nhìn-> cho bé chơi đồ chơi-> làm nhiều lần cho bé nhìn xuống đồ chơi.
- Cầm 1 đồ chơi và nói “nhìn”-> bé phải nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi. Yêu cầu bé nhìn mình rồi nhìn xuống đồ chơi.
- Thổi bong bóng xà bông rồi nói “nhìn” để bé nhìn theo bong bóng. Thổi bong bóng nửa khi bé nhìn mình, lặp lại từ “nhìn” và chỉ.
- Khi một người nào đó bước và phòng, chỉ và nói bé “nhìn”.
3. Bắt chước
- Bắt chước các khuôn mặt và âm thanh:
- Bắc chước tiếng kêu của các con vật
- Bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.
4.Vui chơi – tương tác – tạo cảm xúc – xúc giác
Dành thời gian chơi cùng bé, chơi những trò chơi tương tác tiếp xúc với da, cảm giác xúc giác, giao tiếp mắt, cường độ lời nói trong từng trò chơi. Những yều tố này sẽ góp phần làm cho trẻ chú ý và là cầu nối cho sự tương tác giữa bé và gia đình.
Ví dụ: Trò chơi ú à, kéo cưa lừa sẻ, tung hứng, các trò chơi vận động, các trò chơi thư giãn ….